Mình vừa được mời lên phường tiêm vaccine Covid-19. Vaccine là Vero Cell (Sinopharm) của Trung Quốc nên có chút lo lắng. Mình đọc thông tin trên mạng thì thấy bảo khả năng bảo vệ thấp hơn mấy loại Pfizer, Astrazeneca… và đặc biệt mình rất không tin tưởng hàng Trung Quốc, mình có nên chờ kho có loại khác không?
Vì cơ bản thì thấy thông tin đợt này tiêm cũng chỉ có khoảng 1 triệu liều vaccine loại này thôi, tiêm hết chắc sẽ được tiêm Astrazeneca hoặc Pfizer thì sẽ yên tâm hơn.
Nên tiêm bạn ạ. Hiện tại vaccine vẫn còn đang thiếu nếu chờ đợ để tiêm loại khác có thể sảy ra nhiều vấn đề khác như, các đợt sau tại địa phương mình chỉ toàn tiêm Vero Cell thì sao? Và cũng rất có thể thời gian ngắn nữa khi số lượng tiêm ổn rồi thì chứng nhận tiêm đủ 2 mũi sẽ như giấy thông hành để bạn đi lại. Vì vậy không nên trì hoãn việc tiêm thêm bất cứ ngày nào.
Về phần vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm Trung Quốc mình thấy không vấn đề gì cả. Nó được thế giới công nhận và cấp phép lưu hành rồi. Còn phần trăm bảo vệ các hãng chênh lệch là không nhiều.
Nhiều người không đặt nặng vấn đề hàng Trung Quốc còn rất muốn tiêm loại vaccine này bởi nó gây phản ứng sau tiêm nhẹ hơn Pfizer, Astrazeneca, Moderna…
Hơn nữa nhìn vào thực tế cho thấy tỷ lệ kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc là rất tốt dù cho dân số là 1,4 tỷ người, đa số người dân họ đều tiêm Vero Cell với tỷ lệ hơn 80%.
Có người còn nói vui Vero Cell là thuốc giải 😀
Theo Sổ tay hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương thì Vero Cell còn được chỉ định tiêm cho những đối tượng nhạy cảm với vaccine như:
+ Nhóm người từ 60 tuổi trở lên: Hồ sơ hiệu quả và an toàn của vắc xin có thể không được đầy đủ vì chỉ có một số lượng nhỏ người trên 60 tuổi tham gia trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi lớn, tính sinh kháng thể sau tiêm vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm là tương tự như ở người trẻ tuổi, trong khi hiệu giá kháng thể trung hòa là đáng kể mặc dù có thấp hơn ở các nhóm tuổi lớn. Cần cân nhắc việc sử dụng vắc xin này ở những người lớn tuổi và chủ động giám sát phản ứng sau tiêm chủng.
+ Nhóm người mắc bệnh nền: Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19.
+ Nhóm người phụ nữ mang thai: Đây là vắc xin bất hoạt với chất bổ trợ thường được sử dụng trong nhiều loại vắc xin khác và hồ sơ an toàn tốt đã được ghi nhận, bao gồm cả ở phụ nữ có thai. Cho đến khi có dữ liệu để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch ở phụ nữ có thai, WHO khuyến cáo sử dụng Sinopharm cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ rủi ro.
+ Nhóm người phụ nữ cho con bú: Vì đây không phải là vắc xin vi rút sống, nên nó không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Hiệu quả của vắc xin được mong đợi là tương tự giữa phụ nữ đang cho con bú và những người trưởng thành khác. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.
+ Nhóm người bị HIV: Có thể tiêm vắc xin nếu đối tượng thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng, cân nhắc đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng cá nhân. Không cần thiết phải xét nghiệm HIV trước khi tiêm vắc xin.
+ Nhóm người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch: Có thể tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.
+ Đối với những người đang điều trị nhận kháng thể đơn dòng hoặc đang dùng huyết tương như một phần của điều trị COVID-19: Nên hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày.
+ Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vắc xin sau 6 tháng khỏi bệnh.
Bạn yên tâm tiêm phòng đúng lịch nhé. Bạn là may mắn đến lượt tiêm đó, mình đăng ký mấy tháng rồi còn chưa được tiêm đây này.
Chúc bạn sức khoẻ!