Tôi học tiếng Anh từ lớp 6 tới hết đại học, điểm môn này của tôi không tệ. Tuy đến thời điểm này đã ra trường và đi làm được 6 năm. Tôi nhận thấy vốn tiếng Anh của tôi bằng không. Người nước ngoài cất lời lên là tôi thấy ù tai rồi, không thể bập bẹ câu nào.
Giờ buổi tối ở nhà trông thằng cháu học online mà ngao ngán. Nếu không đi học thêm ở nơi này nơi kia thì có mà nói vào mắt. Không hiểu vấn đề nằm ở đâu khi thời gian dành cho môn này là rất nhiều và kéo dài?
Tiếng Anh ở trường là môn học giống như những môn học khác, học để làm bài tập. Bài tập trong tiếng Anh nghe qua thì có vẻ như là áp dụng để xử lý tình huống thực tế như là hội thoại, dùng từ, câu theo ngữ cảnh.
Tuy nhiên thì nó lại quá công thức, câu như thế này mới đúng, thế kia là sai mặc dù chỉ có một chi tiết rất nhỏ thôi. Mà trong tư duy thông thường của người học thì đã sai thì coi như bỏ, không dùng được. Nhưng trong thực tế đâu có cần thiết phải vậy, đây là ngôn ngữ thì không nói được thì dùng tay chân ánh mắt ra hiệu được cơ mà. Nói một lần không hiểu thì diễn đạt đi diễn đạt lại người đối diện sẽ hiểu mà thôi. Nhưng không như vậy, sai sai so với công thức là một điểm về chỗ ngay.
Chính vì thế chúng ta không thể nói được vì sợ sai, sợ sai do đâu? Thì cũng là do lười học nữa. Tuy nhiên nếu không vì máy móc công thức thì có lẽ lười học cũng nói được rồi.
Như vậy có lẽ nguyên nhân của việc học hàng chục năm tiếng Anh mà không nói được nguyên nhân là học để làm bài tập chứ không phải là học ngôn ngữ.